Văn bản chỉ đạoVÀ hướng dẫn

Quay lại

Kế hoạch số 28-KH/BTGTU ngày 05/03/2008 của Ban Tuyên giáo Thành ủy về Tổ chức Hội thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cấp Thành phố

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07 tháng 11l năm 2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh''; Kế hoạch số 12KH/TU ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 20-KH/TTVH ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tổ chức Hội thi ''Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh''; Ban Tuyên giáo Thành ủy - Cơ quan Thường trực Cuộc vận động đề ra kế hoạch tổ chức Hội thi ''Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'' cấp Thành phố như sau :

IMỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Hội thi ''Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'' cấp Thành phố là một hoạt động chính trị - xã hội của Đảng bộ và nhân dân Thành phố trong quá trình thực hiện Cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'', nhằm tuyên truyền sâu rộng và hiệu quả trong toàn xã hội về tư tưởng, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Thông qua Hội thi, nâng cao nhận thức và tình cảm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức thực hiện việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thành phố; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác; góp phần làm cho tấm gương đạo đức của Bác Hồ lan tỏa, được làm theo, xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần xã hội ngày càng tốt đẹp, xứng đáng với Thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Tổ chức Hội thi với quy mô cấp Thành phố, bảo đảm nghiêm túc và trang trọng; nâng cao chất lượng nội dung, bảo đảm tính thiết thực, sức thuyết phục và hiệu quả giáo dục. Công tác tổ chức Hội thi phải được chuẩn bị chu đáo, an toàn, tiết kiệm; tạo ra không khí sôi nổi, phấn khởi, thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thành phố tích cực thi đua đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động ngày càng sâu rộng.

IINỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, GIẢI THƯỞNG CUỘC THI

1. Nội dung thi.

* Kể những câu chuyện có thật về việc làm của Bác Hồ hoặc người khác làm theo Bác Hồ mà nội dung phản ánh các chủ đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sau đây :

- Trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

- Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng.

- Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

- Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

* Chuyện kể phải có nguồn từ những tài liệu, ấn phẩm đã được phát hành chính thức, được phép sử dụng hoặc sự chứng kiến trực tiếp của người dự thi, bảo đảm mang tính chân thực, khách quan về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Hình thức thi

a) Thực hiện 3 phần thiBài viết, kể chuyện và trả lời câu hỏi.

- Bài viết dự thi là một bản đề cương dài không quá 04 trang giấy khổ A4 (đánh máy hoặc viết tay), trong đó trình bày các nội dung chủ yếu sau :

- Kể một câu chuyện thể hiện một hoặc nhiều chủ đề nội dung về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; có thể nêu một số nội dung của các câu chuyện khác để minh họa cho câu chuyện sinh động thêm. Phải nêu rõ xuất xứ của chuyện kể (bối cảnh, tài liệu).

- Phân tích, rút ra ý nghĩa, bài học đạo đức từ câu chuyện.

- Liên hệ thực tế cụ thể đối với bản thân, gia đình hoặc cơ quan, đơn vị… (hiệu quả làm theo hoặc sẽ làm theo).

- Kế chuyện là phần trình bày của một người trên diễn đàn Hội thi với thời gian không quá 15 phút. Một số vấn đề cần lưu ý như sau:

- Kể theo câu chuyện của đề cương đã chuẩn bị, nhưng không được đọc bài có sẵn.

- Phát âm tự nhiên theo giọng của mình, không được nhại giọng.

- Có thể minh họa bằng hình ảnh tư liệu, sử dụng nhạc nền phù hợp với nội dung khi kể chuyện. Không minh họa bằng các hình thức cầu kỳ, không phù hợp hoặc làm phân tán nội dung câu chuyện; không có phần thi biểu diễn văn nghệ.

- Trả lời câu hỏi trực tiếp của Ban Giám khảo từ 1-2 câu trong thời gian không quá 05 phút; thời gian chờ trả lời không quá 02 phút, có khấu trừ. Nội dung hỏi - trả lời nhằm làm rõ hoặc bổ sung thêm phần trình bày của người thi; không có hệ thống câu hỏi và đáp án cho trước.

b) Chấm điểmTheo thang điểm 10, nhân hệ số; tổng điểm tối đa là 60.

Bài viết : Hệ số 1 (điểm tối đa là 10).

Kể chuyện: Hệ số 3 (điểm tối đa 30).

Trả li câu hỏi : Hệ số 2 (điểm tối đa 20).

c) Cách thức thiThực hiện 3 vòng thi.

Sơ khảo: Tất cả thí sinh được thông báo dự thi sẽ được chia bảng thi.

Bán kết: Chọn 30 thí sinh đạt điểm cao nhất ở các bảng vòng sơ khảo.

Chung kết: Chọn 15 thí sinh đạt điểm cao nhất của vòng bán kết vào dự thi chung cuộc xếp hạng.

* Ngoài ra, tại vòng chung kết sẽ chọn thí sinh có thứ hạng cao để cử đi dự thi Hội thi cấp khu vực, tiến tới Hội thi toàn quốc.

3. Đối tượng dự thi.

Hội thi cấp Thành phố nhận đăng ký người dự thi đa dạng về đối tượng, giới tính, lứa tuổi trên cơ sở có sự lựa chọn, giới thiệu của Ban Chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động cấp trên cơ sở, cơ sở đảng trực thuộc Thành ủy; của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp Thành phố. Giới hạn về số lượng người dự thi cụ thể như sau :

- Mỗi quận, huyện và đơn vị cấp trên cơ sở, cơ sở trực thuộc Thành ủy đăng ký tối đa 02 người dự thi.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và mỗi đoàn thể cấp Thành phố đăng ký tối đa 03 người dự thi.

- Ngoài ra, Ban Tổ chức Hội thi sẽ xem xét một số trường hợp đặc biệt.

4. Giải thưởng.

a) Cá nhân :

* 1 giải nhất - thưởng 3.000.000 đồng/giải.

* 2 giải nhì - thưởng 2.000.000 đồng/giải.

* 3 giải ba - thưởng 1.000.000 đồng/giải.

* 10 giải khuyến khích - thưởng 500.000 đồng/giải.

* 5 giải đặc biệt - thưởng 500.000 đồng/giải (phong cách; ấn tượng, lôi cuốn; giọng hay, độ tuổi).

* Biểu dương thí sinh vào vòng bán kết - thưởng 200.000 đồng/người.

b)Tập thể:

* 5 giải xuất sắc - thưởng 2.000.000 đồng/đơn vị (có nhiều thí sinh đạt giải thưởng cá nhân cao).

* 5 giải khuyến khích - thưởng 1.000.000 đồng/đơn vị (có nhiều thí sinh vào vòng bán kết và chung kết).

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Thời gian tổ chức Hội thi.

- Từ 14/3 đến 24/3/2008:

Các địa phương, đơn vị gửi danh sách đăng ký thí sinh dự thi về Ban Tổ chức Hội thi (gồm lý lịch trích ngang và tựa chuyện kể).

Ban Tổ chức Hội thi xem xét, ra thông báo chấp nhận đăng ký.

- Từ 24/3 đến 11/4/2008:

Các địa phương, đơn vị gửi Bài viết của thí sinh dự thi về Ban Tổ chức Hội thi Thành phố.

Ban Tổ chức Hội thi thông báo cho thí sinh về thời gian, địa điểm.

Từ 21/4 đến 30/4/2O08:

Tổ chức thi vòng sơ khảo (dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày - tùy số lượng thí sinh, có thể tổ chức nhiều ban giám khảo).

Ban Tổ chức Hội thi thông báo kết quả thí sinh vào bán kết.

Từ 01/5 đến 10/5/2008:

Tổ chức thi vòng bán kết (dự kiến sẽ diễn ra trong 1 ngày).

Ban Tổ chức Hội thi thông báo kết quả thí sinh vào chung kết.

Từ 15/5 đến 18/5/2008:

Tổ chức thi vòng chung kết xếp hạng và tổng kết - phát thưởng (dự kiến 1 ngày - tổng kết vào buổi tối).

2. Thành lập Ban Tổ chức Hội thi.

(1) Đồng chí Phan Xuân Biên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động - phụ trách Cơ quan thường trực Cuộc vận động. - Trưởng ban.

(2) Đồng chí Nguyễn Trung Trực, Thành ủy viên, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy. - Phó ban thường trực.

(3) Đồng chí Võ Tiến Sĩ, Thành ủy viên, Chánh Văn phòng Thành ủy, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động. - Thành viên.

(4) Đồng chí Nguyễn Thành Rum, Thành ủy viên, Giám Đốc Sở Văn hóa và Thông tin, Ủy viên Ban Chỉ đạo. - Thành viên.

(5) Đồng chí Tất Thành Càng, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động. - Thành viên.

(6) Đồng chí Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Thành viên Cơ quan thường trực Cuộc vận động, - Thành viên.

(7) Đồng chí Huỳnh Thanh Hải, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Giám đốc Trung tâm TTCTTTTP - Thành viên.

(8) Đồng chí Nguyễn Chí Thành, Phó Giám đốc Công an Thành phố. - Thành viên.

(9) Đồng chí Mã Diệu Cương, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Thành phố. - Thành viên.

(10) Đồng chí Nguyễn Châu Kỳ, Giám đốc Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố. - Thành viên.

(11) Đồng chí Trần Thế Tuyển, Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng. - Thành viên.

(12) Đồng chí Ngô Bách Phong, Chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Thành viên Cơ quan thường trực CVĐ. - Thành viên.

3. Thành lập Hội đồng Giám khảo.

(1) Đồng chí Phan Xuân Biên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động, Phụ trách Cơ quan Thường trực Cuộc vận động, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi cấp Thành phố. - Chủ tịch Hội Đồng.

(2) Đồng chí Nguyễn Trung Trực, Thành ủy viên, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy. - Phó Chủ tịch.

(3) Đồng chí Trần Trọng Tân, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. - Ủy viên.

(4) Đồng chí Huỳnh Công Minh, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động. - Ủy viên.

(5) Đồng chí Nguyễn Sĩ Đệ, Vụ phó, Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương phía Nam. - Ủy viên.

(6) Đồng chí Trần Cát Điền, Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Thành viên Cơ quan Thường trực Cuộc vận động. - Ủy viên.

(7) Đồng chí Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Thành viên Cơ quan thường trực Cuộc vận động. - Ủy viên.

(8) Đồng chí Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thành phố. - Ủy viên

(9) Đồng chí Hoàng Quốc Đạt, Trưởng phòng Huấn học Ban Tuyên giáo Thành ủy, Thành viên Cơ quan thường trực CVĐ. - Ủy viên.

(10) Đồng chí Đinh Thị Điều, Phó Trưởng khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực II. - Ủy viên.

(11) Đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Cán bộ Thành phố. - Ủy viên.

(12) Đồng chí Phạm Ngọc Bích, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy. - Ủy viên.

(13) Đồng chí Hoàng Văn Lễ, Tổng Biên tập Sổ tay Xây dựng Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy. - Ủy viên.

* Ban Tổ chức Hội thi và Hội Đồng Giám khảo có thể mời thêm thành viên Ban Giám khảo khi có yêu cầu của các vòng thi.

4. Thành lập Tổ Thư ký Hội thi.

(l) Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Kiều, Trưởng phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Thành ủy. - Tổ trưởng.

(2) Đồng chí Huỳnh Thị Xuân Hạnh, Trưởng phòng Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Thành ủy. - Tổ phó.

(3) Đồng chí Lê Thị Liên Tâm, Phó Chánh Văn phòng, Ban Tuyên giáo Thành ủy. - Thành viên

(4) Đồng chí Châu Giang Hà, Phó Giám đốc Trung tâm TTCTTT, Ban Tuyên giáo Thành ủy. - Thành viên

(5) Đồng chí Nguyễn Đức Minh, Chuyên viên Phòng Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Thành ủy. - Thành viên.

(6) Đồng chí Hồ Thanh Liêm, Chuyên viên Trung tâm TTCTTT, Ban Tuyên giáo Thành ủy. - Thành viên.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Tổ chức Hội thi căn cứ Kế hoạch hướng dẫn triển khai cụ thể công việc thực hiện Hội thi; dự trù kinh phí trình Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động. Có trách nhiệm đảm bảo đúng đối tượng và tiêu chuẩn thí sinh dự thi; đảm bảo chất lượng cuộc thi cả về nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện.

- Ban Tuyên giáo quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở, Mặt trận và các đoàn thể Thành phố tham mưu với Ban Chỉ đạo Cuộc vận động cấp mình thực hiện việc lựa chọn, cử thí sinh, bồi dưỡng nội dung để dự thi ở Hội thi cấp Thành phố đảm bảo số lượng và chất lượng; tổ chức lực lượng tham gia cổ vũ Hội thi (sẽ thông báo số lượng sau); tổ chức thông tin tuyên truyền về Hội thi.

- Báo, đài Thành phố và Website của Thành ủy cập nhật thông tin, có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về kế hoạch và diễn tiến cũng như kết quả Hội thi qua từng vòng thi cụ thể. Các cơ quan báo, đài tham gia trực tiếp vào Ban tổ chức Hội thi xây dựng kế hoạch, chương trình chi tiết để thông tin tuyên truyền tập trung, góp phần làm cho Hội thi thành công tốt đẹp.

 

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phan Xuân Biên